Việc làm Canada, và chương trình định cư Canada diện tay nghề

 Chương trình định cư Canada phổ biến và dễ dàng nhất vẫn là định cư  theo diện tay nghề. Cùng "ICAOVISA" tìm hiểu nhé: Vậy định cư Canada diện tay nghề là gì? Gồm có những chương trình nào? Lý do và điều kiện để bạn định cư Canada theo diện tay nghề là gì? 

Nội dung bài viết việc làm và định cư canada: 

1. Định cư Canada diện tay nghề là gì?

2. Ba nhóm chương trình Định cư Canada diện tay nghề

3. Diện tay nghề liên bang (Skilled Worker – Express Entry)

4. Diện tay nghề Tỉnh Bang (Provincial Nominee Program)

5. Chương trình định cư Canada diện tay nghề thí điểm

6. Danh sách việc làm định cư Canada theo diện tay nghề

7. Lý do nên chọn định cư Canada theo diện tay nghề

8. Điều kiện định cư Canada diện tay nghề

9. Quyền lợi của thường trú nhân canada


1 Định cư Canada diện tay nghề là gì?

Định cư Canada diện tay nghề hay là định cư Canada diện Skilled Worker (hoặc Skilled Worker Canada), viết tắt là SW.

Bạn có tay nghề và kinh nghiệm làm việc trong các ngành nghề thuộc danh sách ngành nghề mà chính phủ Canada quy định? Bạn là người thành thạo các ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp? Bạn mong muốn định cư lâu dài tại Canada? Đây chính là diện định cư dành cho bạn.

Thông qua chương trình bạn sẽ được làm việc cho các doanh nghiệp trên đất nước này và có cơ hội trở thành thường trú nhân Canada, cũng như thúc đẩy tăng trưởng nguồn lao động đang thiếu hụt.

2 Ba nhóm chương trình Định cư Canada diện tay nghề

Chương trình định cư Canada diện tay nghề hiện nay có 3 loại phổ biến thu hút nhiều người tham gia đó là:

  • Định cư Canada diện tay nghề liên bang (Express Entry)
  • Định cư Canada diện tay nghề tỉnh bang (Provincial Nominee Program)
  • Định cư Canada diện tay nghề thí điểm

3 Diện tay nghề liên bang (Skilled Worker – Express Entry)

Định cư Canada diện tay nghề Liên bang – Express Entry hay còn được gọi là chương trình định cư Canada diện tay nghề cao (high skill).

Express Entry là hệ thống dùng để chấm điểm và quản lý các đơn xin thường trú nhân ở Canada. Đây được xem là cách để những người có kinh nghiệm cũng như tay nghề cao có cơ hội trở thành công dân của nước Canada một cách nhanh chóng.

Express Entry không bắt buộc bạn phải có thư mời làm việc (Job Offer) từ nhà tuyển dụng ở Canada mới có thể nộp đơn xin PR. Nếu đáp ứng tất cả những điều kiện mà chương trình tay nghề Liên bang đưa ra, thì bạn chỉ cần nộp đơn xin thường trú cùng với các thông tin cần thiết cho họ. Hồ sơ sau khi gửi đến, sẽ được chấm điểm và xếp hạng dựa trên các thông tin mà bạn cung cấp, thông qua hệ thống chấm điểm CRS. Sau đó, nếu nằm trong danh sách các ứng cử viên có điểm số CRS cao nhất, Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) sẽ gửi thư mời ứng tuyển ITA cho bạn. Tiếp theo, việc mà bạn cần làm đó là nộp đơn đăng ký thường trú nhân Canada.

Express Entry quản lý hồ sơ di trú của Canada cho 3 chương trình kinh tế liên bang gồm có 2 chương trình diện tay nghề và 1 chương trình dành cho các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc hoặc học tập tại Canada đó là:

  • Chương trình tay nghề liên bang (Federal Skilled Worker Program)
  • Chương trình tay nghề liên bang nhóm thợ (Federal Skilled Trades)
  • Chương trình kinh nghiệm Canada (Canadian Experience Class)

Ngoài ra, hệ thống Express Entry còn liên kết với chương trình diện tay nghề tỉnh bang (PNP). Nếu nhận được đơn đề cử tỉnh bang từ chính phủ liên bang bạn sẽ có thêm 600 điểm CRS để nâng cao khả năng được chọn.

Trong vòng sáu tháng, đã có hơn 80% hồ sơ đăng ký thường trú nhân được xử lý cho thấy Express Entry là hệ thống định cư diện tay nghề chủ lực của Canada.

4 Diện tay nghề Tỉnh Bang (Provincial Nominee Program)

Định cư diện tay nghề tỉnh bang (hay còn gọi là Provincial Nominee Program), viết tắc là PNP. Đây là chương trình nhập cư dựa trên chính sách nhập cư của Tỉnh bang, được chính phủ các tỉnh bang thành lập. Quy định về điều kiện nhập cư ở mỗi tỉnh bang sẽ không giống nhau vì nó phụ thuộc vào nhu cầu thị trường lao động và định hướng phát triển kinh tế của riêng họ.

Ngoài ra, chương trình còn cho phép các bang, vùng lãnh thổ ở Canada được đề cử người có tay nghề, mong muốn nhập cư Canada theo diện tay nghề tỉnh bang và xây dựng cuộc sống ổn định, lâu dài ở tỉnh bang đó.

Nếu muốn định cư ở tỉnh bang nào bạn cứ nộp hồ sơ nhập cư trực tiếp cho tỉnh bang đó, nếu được chấp nhận bạn sẽ được chính phủ Liên bang cấp Thường trú nhân.

Chương trình định cư diện tay nghề tỉnh bang có các loại sau:

  • Chương trình nhập cư Đại Tây Dương (AIP)
  • Chương trình đề cử tỉnh bang Alberta (AINP)
  • Chương trình đề cử tỉnh bang British Columbia (BCPNP)
  • Chương trình đề cử tỉnh bang Manitoba (MPNP)
  • Chương trình đề cử tỉnh bang New Brunswick (NB PNP)
  • Chương trình đề cử tỉnh bang Newfoundland and Labrador (NL PNP)
  • Chương trình đề cử tỉnh bang Nova Scotia (NSNP)
  • Chương trình đề cử tỉnh bang Ontario (OINP)
  • Chương trình đề cử tỉnh bang Prince Edward Island (PEI PNP)
  • Chương trình đề cử tỉnh bang Saskatchewan (SINP)
  • Chương trình đề cử vùng lãnh thổ Yukon (YNP)
  • Chương trình đề cử vùng lãnh thổ Northwest Territories (NTNP)
  • Các chương trình đề cử định cư của tỉnh bang Yukon.

Chương trình định cư diện tay nghề của Northwest Territories and Nunavut.

Riêng tỉnh bang Quebec sử dụng hệ thống nhập cư của riêng tỉnh bang.

Chương trình đề cử tỉnh bang còn được phân chia thành 2 nhóm:

  • Chương trình nhập cư diện tay nghề dành cho người lao động
  • Chương trình nhập cư dành cho các doanh nhân: là những người mong muốn xây dựng và quản lý kinh doanh tại tỉnh bang đó.

5 Chương trình định cư Canada diện tay nghề thí điểm

Ngoài các chương trình chính thức được Chính phủ thông qua, còn có các chương trình thí điểm khác nhằm mục tiêu mở rộng khả năng chào đón người nhập cư từ các quốc gia khác, nổi bật như:

Chương trình thí điểm nhập cư Nông nghiệp – Thực phẩm (Agri-Food Immigration Pilot)

Chương trình nhập cư thử nghiệm của vùng nông thôn và phía Bắc Canada (Rural and Northern Immigration Pilot)

6 Danh sách việc làm định cư Canada theo diện tay nghề

Chính phủ Canada phân loại và đánh giá các nghề nghiệp dựa trên hệ thông phân loại công việc NOC (viết tắt của National Occupational Classification).

NOC cũng là hệ thống tổ chức và mô tả công việc quốc gia được IRCC sử dụng để xác định tình trạng thiếu hụt nhân sự có tay nghề và kỹ năng trong thị trường lao động Canada. Chương trình Định cư Kinh tế và một số Chương trình Công nhân tạm thời có thể được quản lý từ đó.

Cập nhật 11/2022, Canada đưa vào sử dụng hệ thống mới thay NOC đó là hệ thống TEER

Danh sách các loại kỹ năng trong hệ thống NOC

  • Quản lý
  • Kinh doanh, tài chính và quản trị
  • Khoa học tự nhiên và ứng dụng
  • Sức khỏe và y tế
  • Giáo dục, luật pháp và xã hội, cộng đồng và dịch vụ chính phủ
  • Nghệ thuật, văn hóa, giải trí và thể thao
  • Bán hàng và dịch vụ
  • Giao dịch, vận chuyển và vận hành thiết bị
  • Tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp và liên quan
  • Sản xuất và tiện ích

Danh sách các ngành nghề được áp dụng chương trình định cư Canada diện tay nghề tại:

# Ngành nghề                             Nhóm kỹ năng

1 Quản lý thu mua                     NOC 0

2 Quản lý nhà hàng                     NOC 0

3 Quản lý xây dựng                     NOC 0

4 Quản lý Bất động sản             NOC 0

5 Quản lý Nhân sự                     NOC 0

6 Quản lý tiếp thị                     NOC 0

7 Quản lý dịch vụ kinh doanh     NOC 0

8 Quản lý Khách sạn & du lịch     NOC 0

9 Quản lý cơ sở chăm sóc tóc     NOC 0

10 Lập trình viên                             NOC A

11 Thiết kế phần mềm                     NOC A

12 Kỹ sư phần mềm                     NOC A

13 Kỹ sư điện                             NOC A

14 Nhân viên tiếp thị                     NOC A

15 Chuyên viên kế toán             NOC A

16 Quản lý cửa hàng                     NOC A

17 Bác sĩ vật lý trị liệu                    NOC A

18 Quản lý SPA                            NOC A

19 Chuyên viên marketing            NOC A

20 Chuyên gia dinh dưỡng            NOC A

21 Giám sát trang trại                    NOC B

22 Thợ sửa máy giặt                    NOC B

23 Thợ sửa xe                            NOC B

24 Thợ mộc                                    NOC B

25 Thợ điện                                    NOC B

26 Giám sát vận tải                    NOC B

27 Đầu bếp làm bánh                    NOC B

28 Đầu bếp                                    NOC B

29 Giám sát giặt ủi                    NOC B

30 Giám sát rửa xe                    NOC B

31 Giám sát khách sạn                    NOC B

32 Giám sát nhà hàng                    NOC B

33 Giám sát dịch vụ ăn uống    NOC B

34 Giám sát bán lẻ                    NOC B

35 Giám sát cửa hàng rượu            NOC B

36 Kiểm soát chất lượng            NOC B

37 Chuyên viên hành chính            NOC B

38 Điều phối viên                    NOC B

39 Nhân viên chế biến thịt            NOC B

40 Giám sát cửa hàng                    NOC B

41 Kỹ thuật viên dược                    NOC B

42 Kế toán viên                            NOC B

43 Thiết kế đồ họa                    NOC B

44 Giám sát in ấn                            NOC B

45 Chuyên viên nhân sự            NOC B

46 Quản lý văn phòng                    NOC B

47 Thợ lót gạch sàn                    NOC B

48 Thợ quay phim                    NOC B

49 Chuyên gia tạo mẫu tóc            NOC B

50 Nhiếp ảnh gia                            NOC B

51 Thợ cơ khí                            NOC C

52 Công nhân nhà máy            NOC C

53 Tài xế giao hàng                    NOC C

54 Tài xế xe tải                            NOC C

55 Thợ làm móng                    NOC C

56 Lễ tân                                    NOC C

57 Nhân viên bán vé                    NOC C

58 Phục vụ nhà hàng                      NOC C

59 Nhân viên pha chế                    NOC C

60 Nhân viên kinh doanh            NOC C

61 Phụ tá điều dưỡng                    NOC C

62 Điều phối cung ứng            NOC C

63 Nhân viên giao hàng            NOC C

64 Chăm sóc trẻ                            NOC C

65 Công nhân vận hành máy    NOC D

66 Công nhân nhà máy bia            NOC D

67 Công nhân đóng gói            NOC D

68 Thu hoạch trái cây                    NOC D

69 Công nhân trang trại            NOC D

70 Nhân viên thẩm mỹ            NOC D

71 Lau dọn buồng phòng            NOC D

72 Phụ bếp                                    NOC D

73 Tiếp thị qua điện thoại            NOC D

74 Thu nhân nhà hàng                    NOC D

75 Thu ngân rạp phim                    NOC D

7 Lý do nên chọn định cư Canada theo diện tay nghề

Những ưu điểm mà chương trình định cư diện tay nghề mang lại cho bạn đó là:

Yêu cầu khá đơn giản: chỉ cần bạn đã tốt nghiệp THPT; chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu IELTS 4.0; sức khoẻ tốt và có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên trong các ngành nghề thuộc danh sách nhập cư là được.

Là chương trình có chi phí thấp nhất so với hầu hết các chương trình khác như định cư diện đầu tư hay định cư diện du học,…

Thời gian thực hiện khá nhanh chóng: chỉ khoảng 2 tháng kể từ lúc nộp hồ sơ là bạn đã có thể nhận được thư mời làm việc (Job Offer); các giấy tờ liên quan cũng được xử lý nhanh hơn những diện định cư khác.

Cơ hội được nhận Thẻ xanh (Thẻ thường trú nhân) là rất cao, bạn có thể sẽ được xem xét cấp Thẻ xanh khi chỉ mới làm việc từ 6 tháng đến 1 năm.

Chương trình yêu cầu bạn chứng minh tài chính tối thiểu chỉ khoảng 5000 CAD (tương đương 100 triệu đồng).

Được phép định cư cả gia đình: chỉ cần 1 người nộp đơn đăng ký chương trình thành công, thì các thành viên khác có thể được đi theo sang định cư tại Canada.

Mọi thủ tục để định cư tay nghề Canada đều sẽ được hoàn tất tại Việt Nam để thuận tiện cho việc xử lý, bạn chỉ cần sang Canada làm việc và chờ cấp thẻ xanh Canada.

Ứng viên gần như được đi “đường thẳng” để lấy thẻ thường trú nhân Canada.

8 Điều kiện định cư Canada diện tay nghề

Để tham gia các chương trình định cư Canada diện tay nghề bạn cần phải đáp ứng điều kiện định cư của từng loại chương trình mà bạn mong muốn tham gia. Tùy theo từng chương trình sẽ có các điều kiện định cư khác nhau, cụ thể như sau:

Đối với chương trình Tay nghề kỹ năng Liên bang:

  • Có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực thuộc nhóm 0, A, B trong danh sách ngành nghề định cư NOC mà Canada cũng cấp
  • Trong vòng 10 năm gần nhất, tối thiểu phải có 1 năm làm việc và được trả lương .
  • Vượt qua bài kiểm tra về khả năng ngoại ngữ hoặc cung cấp được các chứng chỉ ngôn ngữ quốc tế còn giá trị hiệu lực. (IELTS 6.0 (tiếng Anh) hoặc TEF (tiếng Pháp)).
  • Bằng cấp phải được cấp bởi các trường tại Canada hoặc tại các đơn vị khác được công nhận tương đương.
  • Trong 2 vòng đánh giá phải đạt được số điểm tối thiểu đưa ra, vòng 1 là 67/100 điểm, vòng 2 là điểm CRS của từng đợt.
  • Chứng minh đầy đủ lý lịch, sức khoẻ và tài chính của bản thân
  • Lập kế hoạch và sắp xếp cuộc sống để sống ở Canada ngoại trừ Quebec (Quebec có yêu cầu đăng ký chương trình riêng).

Đối với chương trình Tay nghề nhóm thợ Liên bang:

  • Các ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc ở nhóm ngành thợ trong danh sách NOC cung cấp.
  • Có kế hoạch, dự định sinh sống ở Canada, trừ bang Quebec.
  • Đạt chứng chỉ tiếng Anh/tiếng Pháp đạt CLB/NCLC 4.0 cho hai kỹ năng viết và đọc, CLB/NCLC 5.0 cho hai kỹ năng nói và nghe.
  • Trong 5 năm gần nhất có tối thiểu 2 năm làm việc ở vị trí tương đương.
  • Các bằng cấp, các chứng chỉ nộp theo yêu cầu.

Đối với chương trình Kinh nghiệm làm việc Liên bang:

  • Đã từng làm việc đủ tiêu chuẩn trong các khối ngành nghề kỹ năng tại Canada ít nhất 12 tháng trong 3 năm gần nhất
  • Yêu cầu ngôn ngữ: nhóm 0, A: CLB / NCLC 7.0, nhóm B: CLB / NCLC 5.0
  • Đáp ứng các yêu cầu định cư về lý lịch cũng như điều kiện sức khoẻ.
  • Có dự định, kế hoạch sống ở Canada, ngoại trừ Quebec.
  • Định cư canada diện việc làm tại một tiểu bang phụ thuộc vào chính sách của tiểu bang và mỗi tiểu bang có các yêu cầu định cư khác nhau. Bạn phải nộp đơn cho tiểu bang mong muốn định cư. Thẻ Thường trú nhân – PR (thẻ Permanent Resident) được cấp nếu bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Chương trình này cũng sẽ yêu cầu bạn cam kết về thời gian sống ở tiểu bang mà bạn đăng ký nộp hồ sơ.

Đối với các chương trình theo diện đề cử tỉnh bang PNP

  • Có kinh nghiệm làm chủ hoặc kinh nghiệm quản lý cao cấp doanh nghiệp từ 3 năm trở lên trong 5 năm khoảng thời gian gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ
  • Chứng minh được tài chính tối thiểu là 250,000 CAD
  • Đặt cọc khoảng từ 100,000 – 200,000 CAD, hoặc không phải đặt cọc, điều này tùy vào từng tỉnh bang
  • Có kế hoạch về kinh doanh/đầu tư – Business investment plan
  • Tham quan để tìm hiểu thêm về điều kiện kinh doanh và sinh sống tại bang dự định định cư (chuyến thăm này cũng là cơ sở để làm Business investment plan).
  • Muốn định cư Canada diện tay nghề phải đạt yêu cầu về chứng chỉ tiếng Anh, tốt nhất là IELTS 5.0 trở lên
  • Độ tuổi nằm trong khoảng từ 21 đến 54 tuổi
  • Đảm bảo về sức khỏe và lý lịch tư pháp.

9 Quyền lợi của thường trú nhân Canada

Tự do sinh sống, làm việc

Canada là một quốc gia tự do. Do đó, công dân và thường trú nhân đất nước này có quyền tự do sinh sống, làm việc, kinh doanh, đi lại và tự do phát biểu. Miễn là những hành động của họ không đi trái với những điều mà hiến pháp và pháp luật liên bang của Canada quy định.
Ở Canada, thường trú nhân có thể sinh sống bất kỳ đâu mà không có nghĩa vụ phải thông báo cho chính quyền địa phương biết. Ngoài ra, họ có thể tự do làm việc cho bất kỳ doanh nghiệp nào họ muốn.
Các doanh nhân nước ngoài rất yêu thích Canada vì thị trường tự do và được tạo nhiều điều kiện phát triển. Từ việc tiếp cận nguồn vốn, xây dựng thị trường đến việc thuê người lao động, mọi thứ đều rất cởi mở nếu đạt được sự thỏa thuận của đôi bên, sự can thiệp của Chính phủ vào công việc hầu như rất ít, đa số là sự hỗ trợ cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển.

Được miễn trừ hoặc dễ dàng xin thị thực (visa) đến các quốc gia khác

Canada là quốc gia nằm trong 8 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu (G8). Do đó, công dân và thường trú nhân của họ có khả năng đi lại khá tự do.
Là thường trú nhân Canada, bạn có thể du lịch và nhập cảnh đến các quốc gia lớn khác như Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Đức… mà không cần đăng ký visa và được chấp thuận trước đó. Trong trường hợp là thường trú nhân Canada, bạn cần lưu ý về quy định của quốc gia mà bạn nhập cảnh, sẽ có quốc gia cho bạn tự do đi lại khi là thường trú nhân Canada, nhưng có quốc gia sẽ xét đến quốc tịch sở tại của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin trước khi thực hiện chuyến đi.

Bảo lãnh người thân đến Canada

Thường trú nhân Canada có quyền lợi bảo lãnh người thân của mình đến Canada, bao gồm các diện bảo lãnh vợ chồng hoặc người sống chung hợp pháp, bảo lãnh con cái hoặc bảo lãnh cha mẹ, ông bà.
Bảo lãnh người thân hiện là một trong những điều ưu tiên nhất trong nhập cư của Chính phủ Canada. Chính quyền luôn đặt sự ưu tiên trong việc đoàn tụ gia đình, giúp những người thân sống gần bên nhau, cải thiện đời sống tinh thần, qua đó đẩy mạnh việc phát triển kinh tế – xã hội quốc gia.

Để bảo lãnh Trẻ em nhận phúc lợi tiền mặt

Phúc lợi trẻ em Canada (Canada Child Benefit) là chương trình do Cục thuế liên bang Canada (CRA) quản lý. Đây là khoản thanh toán miễn thuế dành cho các gia đình đủ điều kiện để giúp trang trải chi phí nuôi dạy con cái dưới 18 tuổi.
Tùy thuộc vào thu nhập vào từng gia đình, mà phúc lợi trẻ em có thể tăng hay giảm, phúc lợi trẻ em Canada được ước tính với mỗi trẻ dưới 18 tuổi như sau:
Dưới 6 tuổi: $6.833 CAD mỗi năm ($569,41 CAD mỗi tháng).
6 đến 17 tuổi: $5.765 mỗi năm ($480,41 CAD mỗi tháng).
Khoản chi trả phúc lợi này được thanh toán vào khoảng ngày 18 – 20 dương lịch hàng tháng.
Ngoài Phúc lợi trẻ em liên bang Canada, mỗi tỉnh bang Canada cũng có chương trình phúc lợi dành cho trẻ em riêng biệt với chương trình của liên bang. Phúc lợi tỉnh bang có thể lên đến gần $140 CAD/tháng và hoàn toàn miễn thuế.

Phúc lợi người cao tuổi

Phúc lợi an sinh người cao tuổi (Old Age Security – OAS) là khoản thanh toán hàng tháng mà người cao tuổi tại Canada có thể nhận được nếu có độ từ 65 trở lên. Trong hầu hết các trường hợp, OAS sẽ được tự động đăng ký bởi Cục dịch vụ Canada. Đôi khi, bạn cũng cần thực hiện bước đăng ký để hưởng phúc lợi này truy thu những khoản chưa nhận.
Bạn có thể nhận được Phúc lợi an sinh người cao tuổi tối đa lên đến $618,45 CAD mỗi tháng. Số tiền bạn nhận được tùy thuộc vào thời gian bạn sống ở Canada hoặc một số quốc gia sau 18 tuổi. Đối với phúc lợi người cao tuổi, người nhận phải trả thuế trên khoản thu nhập này.
Ngoài khoản phúc lợi người cao tuổi, người trên 65 tuổi còn được phụ cấp cộng thêm dựa trên thu nhập vào thời điểm nhận được phúc lợi này hoặc trường hợp, vợ chồng hoặc người sống chung hợp pháp đạt một số điều kiện nhất định.

Chi phí thấp đến miễn phí học tập

Quyền lợi miễn phí học tập dành cho trẻ em dưới 18 tuổi của các đối tượng như công dân, thường trú nhân, người lao động nước ngoài hợp pháp tại Canada.
Chi phí học tập sau trung học (đại học) tại Canada vốn thấp hơn so với các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Anh, Úc… Không những thế, khi là thường trú nhân hợp pháp, bạn có thể học tập với chi phí chỉ rất thấp so với du học sinh quốc tế tại Canada, chi phí có thể chỉ bằng 1/10. Ngoài ra thường trú nhân còn có khả năng thực hiện khoản vay để học tập.

Bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động là thường trú nhân hoặc công dân Canada được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lên đến 6 tháng nếu họ đã làm việc liên tục 3 tháng.
Bảo hiểm thất nghiệp tại Canada khá cao so với mặt bằng chung các quốc gia phát triển khác.
Tùy theo mỗi tỉnh bang, mà thường trú nhân có thể nhận được trợ cấp bổ sung khi không có việc làm.

Phúc lợi thai sản

Canada có phúc lợi thai sản khá cao, quyền lợi này dành cho người mang thai và sinh con. Cha và mẹ của trẻ vừa được sinh ra có thể cùng chia sẻ quyền lợi trên phúc lợi thai sản này, ví dụ như số ngày nghỉ phép hợp pháp để chăm sóc trẻ.
Số ngày nghỉ cho 1 cặp cha mẹ chăm sóc bé có thể lên 69 tuần và phúc lợi trợ cấp thai sản có thể lên đến 55% mức thu nhập trước khi sinh con, tối đa là $595 CAD/tuần.

Chế độ y tế và chăm sóc sức khỏe

Nếu là công dân hoặc thường trú nhân Canada, bạn có thể đăng ký bảo hiểm y tế công cộng. Với loại bảo hiểm này, bạn không phải trả tiền cho hầu hết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân (Universal Healthcare System) được thanh toán thông qua thuế. Khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bạn phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế của mình khi đến bệnh viện hoặc phòng khám.
Tại mỗi tỉnh bang và vùng lãnh thổ ở Canada, chính phủ sẽ có chương trình bảo hiểm y tế riêng biệt.

Ưu đãi lãi suất và thu nhập

Tại các quốc gia phát triển nói chung và Canada nói riêng, việc ưu đãi lãi suát trong việc mua sắm bất động sản, xe và các vật dụng tiêu dùng khác có giá trị cao khác, đa số đều được ưu đãi về lãi suất. Người tiêu dùng có thể mua trả góp trong thời gian dài nếu họ đáp ứng được yêu cầu như có việc làm, đóng thuế…
Đối với bất động sản, sẽ không có bất kỳ loại thuế liên quan nào đến việc sở hữu nhà, đất, cũng như các loại thuế liên quan đến việc thừa kế đất đai.
Bên cạnh đó, đối với các khoản thu nhập bên ngoài Canada, công dân và thường trú nhân sẽ không phải đóng bất kỳ loại thuế nào cho Chính phủ Canada, họ chỉ cần hoàn thành nghĩa vũ thuế đối với quốc gia mà họ phát sinh thu nhập tại đó.

Trở thành công dân Canada

Thường trú nhân sau thời gian sinh sống và làm việc tại Canada, họ có thể nộp đơn thi quốc tịch và trở thành công dân Canada. Thời gian sinh sống tại Canada để đủ kiện thi quốc tịch là 3 năm (sẽ là 4 năm trong tương lai). Tổng thời gian không cần liên tục, có thể cộng dồn và phải đạt được trong mỗi 5 năm hiệu lực của thẻ thường trú nhân.

Công dân Canada có quyền lợi gì cao hơn?

Khác với thường trú nhân, công dân Canada có nhiều quyền lợi hơn, cụ thể:
Bầu cử Chính quyền tỉnh bang và liên bang.
Làm việc trong các cơ quan nhà nước, những công việc vốn yêu cầu mức độ an ninh cao.
Sở hữu hộ chiếu Canada, một trường những quyển hộ chiếu quyền lực, giúp người sở hữu đi đến nhiều quốc gia không cần hoặc dễ dàng xin visa.
Quyền lợi luôn đi kèm với trách nhiệm của một công dân, thường trú nhân Canada. Để đảm bảo quyền lợi của mình, thường trú nhân phải đảm bảo tối thiểu thời gian sinh sống tại Canada (2 năm trong 5 năm) để có thể tiếp tục gia hạn tình trạng thường trú của mình. Bên cạnh đó, thường trú nhân phải đáp ứng một số điều kiện như làm việc, đóng thuế và các trách nhiệm xã hội khác.


ICAOVISA - Du học Uy Tín | Xuất Khẩu Lao Động Uy Tín | Website Chính Thức

ICAOVISA là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Du học và xuất khẩu lao động. Chúng tôi cung cấp giải pháp chuyên nghiệp giúp bạn làm hồ sơ nhanh chóng, hiệu quả.

Contact form