Hiển thị các bài đăng có nhãn THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Tuyển lao động nông nghiệp tại Australia, yêu cầu điểm IELTS chỉ 4.0

 ICAOVISA Cập nhật thông tin về Chương trình Tuyển lao động nông nghiệp làm việc tại Úc, Chương trình này được thực hiện theo Bản ghi nhớ ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Australia.

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thông báo tuyển chọn đợt lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp, thuộc Chương trình VLMA.



Chương trình này được thực hiện theo Bản ghi nhớ ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Australia nhằm hỗ trợ công dân Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia, thông qua Chương trình Di chuyển lao động Australia - Thái Bình Dương (PALM). Trung tâm Lao động ngoài nước là đơn vị được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao phụ trách tuyển dụng và triển khai Chương trình.

Thông tin về Chương trình nông nghiệp tại Australia

📍Công ty Nolan Meats (Australia), 
📍Hoạt động trong lĩnh vực chế biến thịt, 
📍Nhu cầu tuyển dụng 30 lao động 
📍Hợp đồng làm việc dài hạn, thời gian tối đa 4 năm. 
📍Trong số này, 60% là nam và 40% là nữ, công ty mong muốn tuyển chọn 15 lao động Hồi giáo để thực hiện công việc giết mổ theo chuẩn Halal, đáp ứng các yêu cầu tiếp cận thị trường, 15 lao động còn lại sẽ làm việc ở vị trí công nhân chế biến thịt.

Ứng viên có thể tìm hiểu thêm về Chương trình VLMA tại website: https://www.palmscheme.gov.au/. Ảnh: Internet

👉Ứng viên tham gia Chương trình cần đáp ứng một số điều kiện chung. Người lao động phải là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam khi nộp hồ sơ xin thị thực và từ 21 tuổi trở lên tính đến thời điểm nộp hồ sơ. 
👉Ứng viên cần có sức khỏe tốt, không dị tật hoặc khuyết tật ảnh hưởng đến khả năng lao động, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức và tư cách tốt. Ngoài ra, kỹ năng, trình độ hoặc kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc là yếu tố cần thiết.
📚Về khả năng ngoại ngữ, ứng viên phải đạt yêu cầu kiểm tra tiếng Anh qua một trong các hình thức sau: Điểm IELTS tổng thể là 4.0 trừ trường hợp quy định cấp giấy phép của Australia yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn; Pearson Test of English Academic (PTE Academic) - tổng điểm ít nhất là 30 dựa trên 4 thành phần của bài thi; Cambridge English Advanced (CAE) - tổng điểm ít nhất là 147 dựa trên 4 thành phần của bài thi.
📚Các bài kiểm tra này phải được thực hiện tại các trung tâm khảo thí được đăng ký và không chấp nhận hình thức thi “tại nhà” hoặc trực tuyến. 
📍Đồng thời, ứng viên không được nằm trong danh sách cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam hoặc cấm nhập cảnh vào Australia và chưa từng bị Australia từ chối cấp thị thực.
📍Với vị trí việc làm tại Công ty Nolan Meats, ứng viên cần đáp ứng thêm một số yêu cầu như: Độ tuổi giới hạn từ 21 đến 35, sức khỏe tốt, năng động và có khả năng mang vác từ 15 đến 30kg. 
👉Ứng viên có chứng chỉ nghề là một lợi thế nhưng không bắt buộc và không yêu cầu có kinh nghiệm trong ngành giết mổ, chế biến thịt.
📍Lương cơ bản của người lao động sẽ được thanh toán theo tuần. Người lao động bắt đầu từ vị trí cấp 1 với mức lương khoảng 26,5 đô la Australia/giờ, đảm bảo thời gian làm việc tối thiểu 38 giờ mỗi tuần. 
📍Trong quá trình làm việc, người lao động có thể được yêu cầu làm thêm giờ, và đây là hoạt động thường xuyên tại công ty.
👉Để hỗ trợ người lao động, nhà tuyển dụng sẽ chi trả tối thiểu 300 đô la Australia cho vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc. 
👉Đặc biệt, người lao động không phải trả chi phí hành chính cho việc tuyển chọn tham gia Chương trình, bởi các chi phí này đều do phía nhà tuyển dụng tại Australia chịu trách nhiệm chi trả.

 Yêu cầu giới thiệu người bảo lãnh

Trong trường hợp bên tiếp nhận lao động yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra (nếu có) đối với bên đưa đi, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ yêu cầu người lao động giới thiệu người bảo lãnh hợp đồng trước khi xuất cảnh. Phạm vi bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh, thanh lý hợp đồng bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 Phương thức tuyển chọn, đào tạo

 Phương thức tuyển chọn
Người lao động đáp ứng điều kiện tuyển chọn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ kiểm tra đánh giá những hồ sơ, trong trường hợp cần thiết sẽ triển khai phỏng vấn trực tiếp để sơ tuyển. Những hồ sơ đáp ứng yêu cầu dự tuyển gửi cho Công ty Nolan Meats. Công ty sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ và phỏng vấn người lao động (trực tuyến hoặc trực tiếp, phương án cụ thể sẽ thông báo sau khi Trung tâm Lao động ngoài nước thống nhất với Công ty Nolan Meats). Việc lựa chọn người lao động trúng tuyển sẽ do Công ty Nolan Meats quyết định.

Phương thức  Đào tạo
Người lao động được Công ty Nolan Meats lựa chọn trúng tuyển sẽ tham gia khóa đào tạo giáo dục định hướng tại Cơ sở đào tạo của Trung tâm lao động ngoài nước tại Hà Nội với thời lượng 74 tiết (10 ngày) và Phiên hướng dẫn trước khi khởi hành (03 ngày) theo quy định của Australia.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển

Các loại giấy tờ yêu cầu trong hồ sơ đăng ký dự tuyển (tại đây)
  • Đơn đăng ký dự tuyển;
  • Sơ yếu lí lịch (tiếng Việt và Tiếng Anh);
  • Bản cam kết;
  • Bản xác nhận và đồng ý về việc xử lý dữ liệu cá nhân
  • Giấy khám sức khỏe;
👉Người lao động tải trên website của Trung tâm Lao động ngoài nước tại website: www.colab.gov.vn mục tải biểu mẫu.
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kết quả tiếng Anh đối với bằng IELTS và CAE; cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu đối với bằng PTE (Trung tâm sẽ tiến hành phối hợp với các cơ quan chức năng để xác thực thông tin giấy chứng này) ;
- Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ nghề (nếu có);
- Phiếu lý lịch tư pháp mẫu số 1 (nộp sau khi trúng tuyển)
- Người lao động tự quay 01 video bằng điện thoại di động có độ dài 1 phút – 1 phút 30 giây để giới thiệu về bản thân bằng tiếng Anh và gửi vào địa chỉ email [email protected] (trong tiêu đề email ghi rõ họ tên + số CCCD, trong nội dung email, ghi rõ thông tin cá nhân bao gồm: Họ tên, ngày sinh, số CCCD, số điện thoại, địa chỉ thường trú).
- Không thu phí nộp hồ sơ.

 "ICAOVISA" Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển

Người lao động nộp hồ sơ theo một trong hai phương thức sau:

👉 Nộp trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố nơi đăng ký thường trú hoặc đơn vị được Sở giao thực hiện Chương trình.
👉 Nộp trực tiếp tại Trung tâm Lao động ngoài nước theo địa chỉ: 
Trung tâm Lao động ngoài nước – số 1, Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
👉 Người lao động xuất trình Thẻ Căn cước/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu khi nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.
👉 Chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tiếp của người lao động nộp, không nộp hộ, không tiếp nhận qua đường bưu điện
 👉 Thời gian nộp hồ sơ: Ngày 24/12/2024 (01 ngày).



Kết quả lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ công dân việt nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia



Ngày 10/12/2024, Đại sứ quán Australia đã có Công hàm số 1217-2024 gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo, ngoài Trung tâm lao động ngoài nước (COLAB), phía Australia đã quyết định lựa chọn 06 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Chương trình hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia (Chương trình VLMA), gồm:

1. Công ty TNHH Hợp tác Lao động và Thương mại ISM (ISMLCCCO.LTD)
2. Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long (HOANGLONG CMS.JSC)
3. Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD (LOD.,CORP)
4. Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại SONA (SONA)
5. Công ty Cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng (VTC CORP)
6. Công ty Cổ phần MIRAI INTERNATIONAL.

Theo kế hoạch, dự kiến tháng 01/2025, hai bên sẽ tổ chức một số hoạt động để cung cấp thông tin về Chương trình VLMA tới 06 doanh nghiệp được chọn và COLAB, giới thiệu các doanh nghiệp và COLAB với người sử dụng lao động tham gia chương trình của Australia./.
 


Thông báo tuyển chọn ứng viên đào tạo ngắn hạn theo chương trình EPA khóa 13 năm 2025

Triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc khóa đào tạo ngắn hạn - Chương trình EPA khóa 13 năm 2025 như sau:

Đây là chương trình phi lợi nhuận giúp cho những người tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng có nguyện vọng được sang làm việc tại Nhật Bản.

Các ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định (mục III) nếu được tuyển chọn sẽ tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật ngắn hạn miễn phí 03 tháng, dự kiến từ đầu tháng 9/2025 tại cơ sở đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản tổ chức (sau đây được gọi là “Khoá đào tạo tiếng Nhật”). Ứng viên đủ điều kiện sẽ xuất cảnh sang Nhật Bản vào năm 2026. Trong thời gian đào tạo, học viên sẽ được cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí.

Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản sẽ giới thiệu những người đạt được cấp độ N3 trở lên kỳ thi năng lực tiếng Nhật cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng ứng viên điều dưỡng và hộ lý/nhân viên chăm sóc để lựa chọn.

I. Vị trí tuyển chọn:

Ứng viên điều dưỡng: là những người sẽ tạm trú ở Nhật Bản 03 năm (mỗi năm gia hạn một lần) và thực hiện công việc hỗ trợ điều dưỡng tại bệnh viện nhằm đạt được chứng chỉ điều dưỡng viên để có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản.

Ứng viên hộ lý/ nhân viên chăm sóc: là những người sẽ tạm trú ở Nhật Bản 04 năm (mỗi năm gia hạn một lần) và tham gia cung cấp dịch vụ hộ lý/ nhân viên chăn sóc tại cơ sở chăm sóc sức khoẻ nhằm đạt được chứng chỉ hộ lý để có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản.

Những người được lựa chọn sẽ được sang Nhật Bản vừa học vừa làm với thời gian tối đa 03 năm đối với ứng viên điều dưỡng (mỗi năm gia hạn một lần) và tối đa 04 năm đối với ứng viên hộ lý/nhân viên chăm sóc (mỗi năm gia hạn một lần). 

Trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý/nhân viên chăm sóc. Ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý/nhân viên chăm sóc được dự thi một lần vào năm thứ 04. Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp Chứng chỉ quốc gia điều dưỡng viên, hộ lý/nhân viên chăm sóc Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn tại Nhật Bản.

II. Công việc cụ thể, mức lương của các ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăn sóc tại Nhật Bản:

1. Công việc cụ thể của ứng viên điều dưỡng bao gồm:

Các công việc ở vị trí ứng viên điều dưỡng bao gồm:

- Chăm sóc sinh hoạt thường ngày của người bệnh;

- Chăm sóc theo tình trạng bệnh;

- Cho bệnh nhân ăn;

- Khác:

+ Vận chuyển bệnh nhân;

+ Vận chuyển các mẫu, kết quả xét nghiệm, các loại đơn, phiếu;

+ Tiếp nhận thuốc;

+ Làm vệ sinh phòng bệnh, dụng cụ y tế, vệ sinh dụng cụ vệ sinh, tiêu độc, dọn dẹp;

+ Mang trà, mang cơm và dọn khay cơm;

+ Công việc khác được giao.

2. Công việc cụ thể của ứng viên hộ lý/nhân viên chăm sóc bao gồm:

- Giao tiếp, tạo dựng quan hệ, tư vấn cho người già, người bệnh cần được chăm sóc;

- Quan sát tình trạng tinh thần, sức khoẻ của người già, người bệnh;

- Hỗ trợ sinh hoạt thường ngày tuỳ theo tình trạng tinh thần và sức khoẻ của người già, người bệnh như hỗ trợ di chuyển, tắm, thay đồ, ăn uống, vệ sinh ...;

- Hỗ trợ duy trì và mở rộng quan hệ xã hội (hỗ trợ hoạt động vui chơi giải trí, phục hồi chức năng ...);

- Ghi chép nội dung hỗ trợ và thông báo cho nhân viên khác biết;

- Công việc khác được giao.

3. Mức lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc tại Nhật Bản:

Mức lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc tại Nhật Bản sẽ theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Tuy nhiên, mức lương thông thường của ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc như sau:

Ứng viên điều dưỡng: 170.000 - 190.000 Yên/tháng (thu nhập bình quân khoảng 235.000 Yên/tháng, bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, v.v.);

Ứng viên hộ lý/nhân viên chăm sóc: 190.000 - 210.000 Yên/tháng (thu nhập bình quân khoảng 291.000 Yên/tháng, bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, v.v.).

Mức lương trên có thể thay đổi tùy theo cơ sở tiếp nhận và được chi trả cho ứng viên phù hợp với quy định của pháp luật Nhật Bản.

Ngoài mức lương trên, thông thường ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc.

III. Điều kiện tham gia chương trình:

Công dân Việt Nam có nguyện vọng đăng ký tham gia chương trình phải đáp ứng được các điều kiện sau:

- Người đã đạt được cấp độ JLPT N3 kỳ thi năng lực tiếng Nhật

- Đối với ứng viên hộ lý/nhân viên chăm sóc:

+ Tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (04 năm).

+ Độ tuổi: không quá 35 tuổi

+ Đủ điều kiện về sức khỏe do cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận;

+ Không có án tích hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Có nguyện vọng được tham gia chương trình và có thể tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật.

- Đối với ứng viên điều dưỡng:

Ngoài những tiêu chí nêu trên đối với ứng viên hộ lý/nhân viên chăm sóc, ứng viên điều dưỡng phải có thêm các điều kiện sau:

+ Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

+ Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 09 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).

IV. Hồ sơ đăng ký tham gia chương trình:

Ứng viên đủ tiêu chuẩn nộp hồ sơ đăng ký tham gia chương trình tại Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Ứng viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ tham gia chương trình. Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đăng ký và cam kết tham gia Chương trình (xem tại đây);

2. Sơ yếu lý lịch của ứng viên có xác nhận của cơ quan chủ quản nơi người đăng ký đang làm việc hoặc của chính quyền địa phương nơi ứng viên đang cư trú (xem tại đây);

3. Bản sao bằng tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa hoặc cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa có công chứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp có thể nộp trước bản sao công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời). Các ứng viên xuất trình bản gốc vào ngày dự tuyển để đối chiếu;

4. Giấy chứng nhận sức khỏe cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài do các bệnh viện được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài hướng dẫn tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT (theo mẫu xem tại đây). Đề nghị nộp kèm phiếu xét nghiệm Lao, Đờm, Viêm gan B, Giang mai, và HIV;

5. Bản sao chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh có công chứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với vị trí ứng viên điều dưỡng);

6. Giấy xác nhận của các cơ sở khám chữa bệnh chứng minh ứng viên có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 09 tháng để lấy chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh) (đối với vị trí ứng viên điều dưỡng);

7. 04 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm (nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng).

V. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ:

1. Ứng viên nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ sau:

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Địa chỉ: số 41B, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Khai đăng ký online tại đường link sau:

https://forms.gle/tJhG982jVDNK2ExK8

2. Thời gian: đến ngày 31/7/2025 (trừ Thứ 7, Chủ Nhật và ngày lễ)

Buổi sáng: từ 8h30’ đến 11h30’

Buổi chiều: từ 14h00’ đến 16h30’

Đối với hồ sơ đăng ký gửi qua đường bưu điện sẽ được tính theo dấu bưu điện.

Ghi chú:

+ Hồ sơ dự tuyển được đựng trong túi hồ sơ ghi rõ họ tên, danh mục hồ sơ nộp số điện thoại trực tiếp liên lạc (số điện thoại không nên thay đổi trong suốt thời gian từ khi đăng ký đến khi báo kết quả).

+ Cục Quản lý lao động ngoài nước không nhận hồ sơ nộp hộ, hồ sợ nộp quá hạn và hồ sơ đã nhận không trả lại.

+ Người đăng ký tham gia phải đăng ký vị trí cụ thể là ứng viên điều dưỡng hay hộ lý.

+ Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ xác minh hồ sơ của ứng viên. Ứng viên có hồ sơ hợp lệ, đạt tiêu chuẩn sẽ được mời tham gia thi tuyển và phỏng vấn.

Hồ sơ không hợp lệ là hồ sơ nộp không đúng hạn, không đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại mục IV của thông báo, giấy chứng nhận sức khỏe sai mẫu hoặc không đủ các phần xét nghiệm theo quy định, thiếu phong bì, thiếu tem, không ghi địa chỉ,v.v. hoặc giả mạo các giấy tờ và thông tin.

+ Thời gian và địa điểm thi tuyển sẽ được thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước và qua đường bưu điện đối với các ứng viên có hồ sơ hợp lệ. Ứng viên kiểm tra danh sách được tham gia thi tuyển trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước (www.dolab.gov.vn) (không thông báo qua điện thoại).

VI. Thông báo kết quả tham gia chương trình:

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) sẽ thông báo danh sách ứng viên trúng tuyển tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước (www.dolab.gov.vn).

Thông báo trúng tuyển và thủ tục nhập học sẽ được thông báo qua bưu điện đến địa chỉ ứng viên đã cung cấp.

Ứng viên cần tìm hiểu thêm thông tin có thể liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 04-3824-9523 (số máy lẻ 301, 611).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM





TUYỂN LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC CANADA

Chương trình giúp việc gia đình sống tại nhà chủ thuê ở Canada

Lao động nước ngoài làm giúp việc gia đình tại Canada cần phải biết những quy định cần thiết của pháp luật nước sở tại. Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin để bạn đọc cùng tham khảo

I.  Thông tin dành cho người lao động (người giúp việc gia đình)

Bạn có muốn làm một người giúp việc gia đình sống tại nhà chủ?

Chương trình này cung ứng người giúp việc gia đình chuyên nghiệp ở Canada. Người giúp việc gia đình là những người có đủ trình độ để độc lập chăm sóc trẻ em, người già hoặc người tàn tật. Để tham gia chương trình này, bạn phải đáp ứng được 3 yêu cầu:
1.     Phải có trình độ học vấn tương đương với chương trình phổ thông trung học của Canada. Yêu cầu này nhằm giúp bạn sau 2 năm lao động có thể xin định cư và tự tìm được việc làm. Các nghiên cứu cho thấy phần lớn những công việc ở Canada yêu cầu tối thiểu phải tốt nghiệp phổ thông trung học.
2.     Phải được đào tạo chính quy 6 tháng hoặc có một năm kinh nghiệm làm việc (được trả lương) trong lĩnh vực giúp việc gia đình (ít nhất là 6 tháng liên tục làm giúp việc gia đình cho một nhà chủ). Bạn có thể kể ra những kinh nghiệm hoặc lĩnh vực đào tạo mà bạn có được: từ thời bạn còn đi học, chăm sóc người già, điều dưỡng hoặc sơ cứu ở khoa nhi. Bạn phải hoàn thành chương trình đào tạo chính thức. Phải có giấy tờ chứng minh về qúa trình được đào tạo và kinh nghiệm đã làm việc trong vòng 3 năm trước ngày bạn nộp đơn xin cấp visa.
3.     Phải sử dụng được tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thành thạo. Bạn phải biết cách sử dụng những vật dụng trong gia đình. Ví dụ, biết cách liên lạc những dịch vụ khẩn cấp khi được yêu cầu và phải hiểu được tên thuốc. Công việc hàng ngày sẽ không có ai giám sát bạn và nhiều khi bạn sẽ phải giao tiếp với người ngoài. Nếu bạn sử dụng tốt tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thì bạn mới đọc và hiểu được đâu là quyền và nghĩa vụ của bạn.

Điều kiện sống:

Yêu cầu quan trọng của chương trình này là người lao động phải sống tại gia đình chủ. Ở Canada không thiếu người lao động làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình nhưng họ không đáp ứng được điều kiện là phải sống cùng với chủ.

Phí làm thủ tục

Bạn phải trả một khoản phí cho các thủ tục khi bạn nộp đơn xin việc. Bạn có thể liên lạc với lãnh sự, đại sứ quán Canada gần nơi ở để biết được khoản chi phí. Khoản phí này sẽ được điều chỉnh liên tục theo từng thời điểm. Chi phí làm thủ tục bạn không được hoàn lại nếu như đơn xin visa của bạn không được chấp thuận. Bạn hãy xem xét thật kỹ lưỡng những yêu cầu của chương trình này trước khi nộp đơn.
Ngoài ra còn có các chi phí khác như khám sức khoẻ, làm hộ chiếu và đi lại. Bạn sẽ phải chịu toàn bộ những chi phí trên trừ khi chủ sử dụng trả thay cho bạn.

Thủ tục nộp đơn

Chủ sử dụng của bạn sẽ nộp yêu cầu tuyển dụng bạn tại Trung tâm nhân lực ở Canada (HRC). Trung tâm này phải khẳng định không có công dân Canada, người nước ngoài đang định cư hoặc đang làm việc có thời hạn tại Canada, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nhận công việc này. Khi  yêu cầu tuyển dụng của chủ được HRC xác nhận là hợp lệ, mọi giấy tờ sẽ được gửi sang cơ quan làm visa tại nước bạn sống, sau đó cán bộ cấp visa sẽ liên lạc và làm việc trực tiếp với bạn và họ sẽ quyết định là bạn có được sang Canada làm giúp việc gia đình sống cùng nhà chủ hay không.
Các chứng chỉ, bằng cấp hoặc kết quả học tập do bạn cung cấp phải trung thực, vì bạn sẽ có thể bị đánh giá là không đáp ứng điều kiện của chương trình này nếu như bạn không thực sự có trình độ như bạn đã khai báo. Tình trạng hôn nhân và số con của bạn không ảnh hưởng đến kết quả xét đơn nhưng bạn phải trung thực trong việc khai báo.
Nếu được đồng ý cấp visa, bạn sẽ được hướng dẫn để kiểm tra sức khoẻ. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy là bạn đủ sức khoẻ và đáp ứng được các yêu cầu khác thì  bạn được cấp giấy phép làm việc. Giấy phép làm việc không phải là giấy thông hành. Bạn phải có hộ chiếu và visa nhập cảnh (phụ thuộc vào quan hệ lãnh sự giữa hai nước).
Chương trình giúp việc gia đình sống tại nhà chủ tại tỉnh Quebec có sự khác biệt do tỉnh này có sự thoả thuận riêng với Thống đốc Liên bang. Để biết thêm thông tin, bạn có thể đọc cuốn “Làm nghề giúp việc gia đình sống tại nhà chủ ở Quebec: Sách hướng dẫn cho người lao động nước ngoài và chủ sử dụng”.

Giấy phép làm việc

Giấy phép làm việc của cơ quan cấp visa Canada cho phép bạn làm việc ở Canada với tư cách là người giúp việc gia đình sống tại nhà chủ. Giấy phép làm việc thường có giá trị một năm. Bạn phải xin cấp tiếp giấy phép làm việc trước khi giấy cũ hết hạn bằng cách gửi đơn tới Cơ quan nhập cư của Canada kèm theo đơn của chủ sử dụng nói rằng họ sẽ tuyển bạn làm thêm một năm nữa cùng với đơn xin cấp giấy phép làm việc năm thứ hai của bạn. Bạn hãy nhớ rằng Giấy phép này chỉ cho phép bạn làm việc cho chủ sử dụng có tên trong giấy phép. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là bạn không thể đổi chủ sử dụng của mình vì lý do cá nhân hay lý do khác. Trong trường hợp này, bạn phải nộp đơn và nhận được giấy phép mới trước khi bạn làm việc cho người chủ mới. Cả bạn và chủ sử dụng của bạn cần phải hiểu rằng bạn được tự do chuyển chủ sử dụng khi làm việc ở Canada. Cơ quan nhập cư của Canada sẽ không trục xuất bạn khi bạn tìm nơi làm việc khác.
Mọi hoạt động trái pháp luật của bạn sẽ dẫn đến việc bị cắt giấy phép làm việc tại Canada. Ví dụ, bạn không thể làm việc thêm cho người khác ngoài chủ sử dụng có tên trong giấy phép làm việc của bạn. Ngoài ra, bạn cũng không được phép làm việc khác ngoài việc giúp việc gia đình và cũng không được phép làm việc cho chủ mới trong thời gian gia hạn nhưng chưa có được giấy phép làm việc mới.

Hợp đồng: Thoả thuận làm việc một cách công bằng

Bạn và chủ sử dụng cần phải hiểu rõ những điều kiện và điều khoản ghi trong hợp đồng làm việc. Mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người giúp việc gia đình sống tại nhà chủ cũng giống như những mối quan hệ khác. Cần phải chỉ rõ những mong muốn của từng bên để tránh những hiểu nhầm về các điều kiện trong quan hệ làm việc.
Mục tiêu của việc thiết lập các mối quan hệ trong hợp đồng là nhằm có được sự công bằng về sắp xếp công việc cho cả bạn và chủ sử dụng. Hợp đồng sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề phát sinh trong tương lai, giúp bảo vệ quyền lợi của bạn và cũng chỉ rõ đâu là nghĩa vụ và trách nhiệm của bạn. Hợp đồng được làm bằng văn bản, mô tả chi tiết công việc (gồm các điều kiện và điều khoản làm việc như số giờ làm việc tối đa cho một tuần và mức lương cho số giờ làm việc) Không một điều khoản nào trong hợp đồng được vi phạm luật lao động tại tỉnh đó (các luật này quy định các tiêu chuẩn làm việc tối thiểu, như mức lương tối thiểu).
Để đảm bảo hợp đồng có hiệu quả, bạn hãy suy nghĩ cẩn thận về mục đích của hợp đồng và sử dụng nó như thế nào. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một hợp đồng mẫu. Việc soạn thảo hợp đồng có sát sao hay không là tuỳ thuộc vào bạn và chủ sử dụng của bạn. Nên nhớ rằng hợp đồng này sẽ cho bạn biết là chủ sử dụng mong muốn những gì ở bạn và đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của chủ trong việc thực hiện hợp đồng như thế nào. Bạn nên giữ một bản copy trọn bộ.

Làm thế nào để hợp đồng được thực hiện?

Chính phủ Canada không phải là một bên của hợp đồng vì vậy không có quyền can thiệp vào mối quan hệ giữa chủ sử dụng và người lao động hoặc buộc thực hiện các điều kiện và điều khoản của hợp đồng lao động. Trách nhiệm của bạn là phải biết các luật áp dụng đối với trường hợp của bạn và bảo vệ quyền lợi của bạn. Hợp đồng sẽ là căn cứ để bảo vệ quyền lợi của bạn cũng như là của chủ sử dụng miễn là hợp đồng làm thành văn bản có ghi rõ các điều kiện và điểu khoản làm việc. Bạn có thể sử dụng bản hợp đồng này trong trường hợp hiểu lầm phát sinh giữa chủ sử dụng và bạn hoặc trong trường hợp kiện lên cơ quan có thẩm quyền.

Bạn được bảo vệ

Người giúp việc gia đình sống tại nhà chủ có những quyền theo luật pháp như: được đảm bảo việc làm với điều kiện làm việc tốt và được đối xử tốt theo như luật tiêu chuẩn việc làm ở hầu hết các tỉnh và vùng lãnh thổ. Không một điều nào trong hợp đồng của bạn được phép vi phạm những quyền này. Quy định về tiêu chuẩn lao động gồm những điểm sau:
-         Ngày nghỉ mỗi tuần;
-         Giờ nghỉ được trả lương;
-         Ngày nghỉ chung được trả lương;
-         Trả lương làm việc ngoài giờ;
-         Mức lương tối thiểu;
-         Những bảo vệ khác, gồm: trả lương xứng đáng, tiền thưởng xứng đáng; nghỉ đẻ và thông báo nghỉ việc;
-         Chi phí tối đa cho tiền ở và tiền ăn.
Ngày nghỉ theo quy định là những ngày trong năm được nghỉ nhưng vẫn được trả lương hoặc được nhận một khoản tiền bồi dưỡng nếu như vẫn làm việc. Ở Canada, những ngày nghỉ đó là: Năm mới, Lễ phục sinh, Ngày chiến thắng, Ngày quốc khánh, Ngày lao động quốc tế, ngày Lễ tạ ơn và Giáng sinh. Một số tỉnh còn có thêm một số ngày nghỉ khác.
Điều kiện làm việc cũng như mức lương tối thiểu cho một giờ làm việc rất khác nhau theo luật pháp từng tỉnh. Trách nhiệm của bạn là phải tìm ra luật nào bảo vệ quyền lợi của bạn trong công việc tại nơi mà bạn đang làm việc.
Biết quyền của mình
Bạn không nên chấp nhận việc đối xử không tốt của chủ mà nên biết quyền của bạn và làm quen với những điều khoản trong hợp đồng. Theo hầu hết các luật lao động của các tỉnh, chủ sử dụng không được phép từ chối trả tiền làm thêm giờ hoặc buộc bạn phải làm quá số giờ quy định, chủ sử dụng cũng không được phép đuổi bạn nếu như bạn từ chối và khiếu nại. Bạn nên tìm hiểu thật rõ số tiền tối đa mà chủ sử dụng trừ của bạn (tiền nhà và tiền ăn) và mỗi bữa ăn thì tính tiền như thế nào. Những bữa không ăn thì chủ không có quyền trừ tiền.
Bệnh viện và bảo hiểm y tế
Theo hệ thống bảo hiểm y tế của Canada thì người dân Canada không phải trả chi phí cho bệnh viện và tiền khám sức khoẻ. Tuy nhiên, tuỳ theo từng tỉnh và vùng lãnh thổ nơi bạn làm việc mà bạn hoặc chủ sử dụng có thể bị yêu cầu phải nộp bảo hiểm. Khi bạn ở Canada, hãy liên hệ với cơ quan chăm sóc y tế hoặc bảo hiểm bệnh viện tại nơi bạn đang làm việc để biết thêm thông tin về bảo hiểm thân thể và ai sẽ trả khoản tiền này.
Bồi thường
Rất nhiều tỉnh và vùng lãnh thổ cung cấp tiền trợ cấp bồi thường cho người lao động. Chương trình bồi thường cho người lao động là chương trình bảo hiểm do các tỉnh sẽ trả cho bạn nếu bạn bị ốm hoặc bị thương do công việc. Ở một số tỉnh, chủ sử dụng phải đăng ký lao động của họ vào chương trình; ở một số tỉnh khác, việc tham gia tuỳ thuộc vào chủ sử dụng. Khi tham gia vào chương trình này thì chủ sử dụng phải trả các khoản đóng quỹ, không được trừ vào tiền lương của người lao động. Nơi nào pháp luật không quy định bắt buộc thì bạn và chủ sử dụng nên thoả thuận rõ trong hợp đồng là chủ sử dụng có tham gia vào chương trình này không. Bạn nên kiểm tra những trang xanh trong cuốn niên giám điện thoại danh sách các cơ quan chính phủ có liên quan trong việc bồi thường cho người lao động. Bạn cố gắng tìm cách để bảo vệ bản thân và những bước cần phải làm khi bạn bị tai nạn trong khi làm việc.
Những khoản trợ cấp khác: Bảo hiểm lao động, Chương trình  hưu trí và an sinh tuổi già
Người giúp việc gia đình sống tại nhà chủ ở Canada được mua bảo hiểm lao động (EI). Mục đích của EI là để trả khoản tiền trợ cấp cho những người lao động bị mất việc nhưng không phải do lỗi của họ. Bạn cũng có thể đủ tư cách để được nhận trợ cấp trong khi bạn đang tìm công việc khác. Tuy nhiên, phải cố gắng tìm được chủ mới càng sớm càng tốt. Trong thời gian bạn đang làm việc, bạn trả tiền vào tài khoản bảo hiểm lao động bằng cách khấu trừ vào bảng lương. Số tiền bị khấu trừ tuỳ thuộc vào mức thu nhập. Số tiền bị khấu trừ và tiền đóng góp của chủ sử dụng lao động sẽ được chủ chuyển đến Quỹ của chính phủ. Sau này, nếu bạn mất việc, tài khoản EI sẽ trả trợ cấp cho bạn nếu bạn đủ tiêu chuẩn. Để biết thêm thông tin về bảo hiểm lao động, bạn nên liên hệ với Trung tâm nhân lực gần nơi bạn sống khi bạn ở Canada.
Chương trình lương hưu ở Canada (CPP) là một chương trình khác mà bạn và chủ sử dụng của bạn phải tham gia. CPP trả lương hưu cho những người đủ tuổi 60 nếu người đó không còn làm việc hoặc làm rất ít giờ. Chương trình này cũng trả lương hưu cho những người tàn tật cũng như trợ cấp cho vợ hoặc chồng và con cái sống phụ thuộc vào người tham gia chương trình khi người đó chết. Để có thể nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào, bạn phải đáp ứng yêu cầu về cư trú, nếu bạn làm việc ở Canada chỉ trong thời gian là 1 hoặc 2 năm và sau đó quay trở lại đất nước của bạn thì sẽ không đủ tiêu chuẩn để nhận lương hưu.
Chương trình An sinh tuổi già (OAS) sẽ trả trợ cấp cho những người cư trú tại Canada ở độ tuổi ít nhất là 65. Chương trình này không yêu cầu bạn phải đóng góp trực tiếp. Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với Văn phòng chương trình an toàn thu nhập của chính phủ liên bang được đăng trên những trang xanh của cuốn niên giám điện thoại.
Những khoản khấu trừ khác
Ngoài khoản khấu trừ tiền ở và tiền ăn chủ sử dụng có thể khấu trừ tiền thuế thu nhập. Chủ sử dụng của bạn phải gửi bảng lương và các khoản khấu trừ của bạn tới cơ quan thuế Canada hàng năm. Họ cũng phải cung cấp cho bạn một bản copy theo mẫu T4 vào cuối tháng 2 hàng năm. Bạn sẽ dùng bản copy này để khai báo cáo thuế thu nhập vào 30 tháng 4 hàng năm. Tuỳ theo thu nhập của bạn trong năm tính thuế (tính từ tháng 1 đến tháng 12) bạn có thể được hoàn trả toàn bộ hoặc một phần số tiền mà bạn đã đóng. Bạn có thể lấy mẫu tờ khai và bản  hướng dẫn tại bất cứ bưu điện nào.
Điều kiện làm việc   
Người làm thuê có quyền riêng tư trong nhà chủ. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu người khác trước khi vào phòng bạn phải gõ cửa hoặc yêu cầu chủ cung cấp chìa khoá. Hết giờ làm việc là thời gian của riêng bạn và bạn thích làm gì là tuỳ bạn. Chủ sử dụng không có quyền buộc bạn ở lại nhà chủ trong thời gian rỗi. Ngoài ra, bạn có quyền từ chối làm công việc không ghi trong hợp đồng.
Những giấy tờ pháp lý của bạn chẳng hạn như hộ chiếu, giấy phép làm việc là tài sản riêng của bạn. Bạn đừng đưa chúng cho chủ sử dụng.
Khi bạn cần giúp đỡ 
Nếu chủ sử dụng đối xử không công bằng với bạn, bạn có thể gọi điện hoặc viết thư gửi tới cơ quan tiêu chuẩn lao động thuộc tỉnh hoặc vùng lãnh thổ nơi bạn đang sống. Chủ sử dụng lao động của bạn không được phép phạt khi bạn  khiếu nại tới những cơ quan này. Tuy nhiên, các cơ quan này sẽ hỏi bạn là đã từng thử giải quyết vấn đề này với chủ sử dụng của bạn chưa? Bạn nên nhớ rằng có thể chủ của bạn không biết là đang có mâu thuẫn phát sinh. Bạn có thể tự mình giải quyết được vấn đề bằng cách nói cho chủ biết là bạn đang có khúc mắc gì.
Nếu bạn gặp khó khăn như căng thẳng, lo lắng hoặc bất cứ vấn đề gì, sẽ có rất nhiều tổ chức phi chính phủ sẵn sàng giúp bạn. Những tổ chức này được liệt kê trong cuốn niên giám điện thoại. Ở mỗi tỉnh và vùng lãnh thổ sẽ có những cơ quan tư nhân hoặc nhà nước sẵn sàng giúp đỡ đưa ra lời khuyên. Ở một số vùng, còn có hệ thống hỗ trợ chuyên nghiệp cho những người giúp việc gia đình sống tại nhà chủ là người địa phương hoặc người nước ngoài. Bạn không phải nộp bất kỳ khoản phí nào cho dịch vụ này.
Trung tâm nhân lực cung cấp rất nhiều dịch vụ việc làm. Muốn biết Trung tâm nhân lực nào nằm trong vùng bạn đang làm việc, bạn hãy tìm trong cuốn niên giám điện thoại.
Lạm dụng là gì?
Lạm dụng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức. Có thể là các hành động phạm tội như hành hung, cưỡng bức hoặc sự phóng túng; có thể là vi phạm nhân quyền như xúc phạm, những lời châm chọc và hành vi làm nhục. Đó có thể là sự đe doạ, buộc tội sai của chủ với mục đích là không cho phép bạn phàn nàn, khiếu nại.
Biện pháp tốt nhất để chống lại việc lạm dụng đó là thông tin. Bạn phải biết rõ  những quyền của bạn và những bước cần phải làm khi mọi thứ không đúng. Tuỳ thuộc vào vụ việc, lạm dụng có thể là sự vi phạm luật hình sự hoặc vi phạm quy tắc nhân quyền do tỉnh hoặc liên bang ban hành.
Bạn không nên một mình đối phó với những kẻ lạm dụng mà hãy thông báo tới cảnh sát hoặc những cơ quan có thẩm quyền để họ tiến hành điều tra. Tổ chức bảo vệ người lao động trong nước cũng có thể đưa ra những lời khuyên và hỗ trợ giải quyết trong trường hợp này. 
Thay đổi công việc
Thông thường, những người giúp việc gia đình sống tại nhà chủ nếu có lý do hoặc nhu cầu để đổi chủ thì có quyền đổi chủ. Bạn không cần phải có sự cho phép của người chủ hiện tại mới được đi làm cho một người chủ mới. Bạn không bị trục xuất do đổi chủ hoặc tìm kiếm việc làm khác. Tuy nhiên bạn nên biết rằng bạn là người phải chịu trách nhiệm trong việc tìm chủ mới. HRC có thể cung cấp những thông tin về việc tuyển dụng. Đồng thời chủ sử dụng mới của bạn cũng có đơn yêu cầu tuyển người và được HRC xác nhận hợp lệ. Bạn gửi kèm bản copy của HRC và đơn xin giấy phép mới. Bạn phải có giấy phép mới trước khi bạn bắt đầu làm việc cho chủ mới. Bạn có thể lấy bộ hồ sơ tại bất  cứ Trung tâm nhập cư nào của Canada để ghi đầy đủ và gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Tất cả các Trung tâm nhập cư ở Canada đều có dịch vụ qua đường bưu điện.
Nếu giấy phép làm việc của bạn sắp hết hạn mà vẫn chưa tìm được chủ mới hoặc là việc phê duyệt của HRC vẫn chưa xong, bạn hãy gửi đơn xin giấy phép làm việc mới cùng một lá đơn giải thích và phải gửi ít nhất là 3 tuần trước khi giấy phép làm việc của bạn hết hạn. Bạn phải ghi đầy đủ và chính xác số hồ sơ của bạn, họ và tên, ngày tháng năm sinh và giữ lại một bản copy. Đừng bao giờ để giấy phép làm việc của bạn bị hết hạn.
Làm việc cho bất cứ người chủ nào mà không phải là người ghi trong giấy phép là bất hợp pháp. Tương tự như vậy, bạn cũng không được phép thử việc ở một chủ mới dù chỉ là vài tuần hoặc vài tháng. Việc chủ sử dụng mới cho bạn làm thử việc cũng là sai pháp luật. Theo chương trình này, khoảng thời gian làm việc không đúng như trong giấy phép làm việc thì sẽ không được tính vào thời gian làm việc là 2 năm theo như quy định của chương trình để đủ tiêu chuẩn nộp đơn xin định cư lâu dài tại Canada.
Cân nhắc khi bỏ việc?
Bạn sẽ có nhiều cơ hội để tìm được những công việc khác, nếu như bạn đã làm một công việc với thời gian dài. Bạn có thể giải quyết rất nhiều vấn đề bằng cách nói trực tiếp với chủ của bạn. Trước khi bỏ việc (trừ khi có vấn đề lạm dụng phát sinh), chúng tôi khuyên bạn nên nói những vướng mắc trong công việc cho chủ của bạn biết. Ở Canada, chúng tôi luôn mong muốn rằng, chủ sử dụng và người lao động có thể gia hạn hợp đồng để thuận tiện cho cả 2 bên. Bạn hãy nói với chủ trước khi bạn quyết định nghỉ việc. Nếu bạn quyết định nghỉ việc thì hãy thông báo trước với chủ một khoảng thời gian hợp lý đủ để chủ của bạn có thời gian sắp xếp tuyển người mới. Bạn hãy kiểm tra lại trong hợp đồng xem thời gian thông báo trước khi nghỉ việc là bao lâu, còn trong trường hợp bạn không có bản hợp đồng thì theo chúng tôi thời gian trước 2 tuần là hợp lý. Tuy nhiên trong trường hợp bị lạm dụng thể xác thì bạn hãy rời nhà chủ ngay lập tức.
Phá vỡ hợp đồng
Nếu bạn nghỉ việc, chủ sử dụng phải đưa cho bạn một bảng chấm công (ROE). Chỉ có chủ của bạn mới có quyền giữ và hoàn thiện bảng này. ROE cho biết bạn đã làm việc trong bao lâu và bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Nếu bạn nộp đơn xin trợ cấp bảo hiểm việc làm thì bắt buộc phải nộp bảng này. Bạn hãy giữ bảng này thật cẩn thận để chứng thực cho cho quá trình làm việc của bạn và cũng là bằng chứng cho khoảng thời gian bạn đã làm việc như đã được quy định trong chương trình này. Chủ sử dụng không có quyền từ chối cung cấp bảng chấm công cho bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lấy bảng này thì hãy liên hệ với HRC ở địa phương bạn cư trú và đề nghị họ kiểm tra và theo dõi việc cấp bảng chấm công cho bạn.
Hãy nhớ rằng nếu thay đổi công việc bạn phải có một hợp đồng với chủ mới của bạn.
Chương trình này không cho phép bất kỳ người giúp việc nào tự ý bỏ việc, ra sống ở ngoài hoặc làm công việc khác.
Nếu bạn mất việc làm
Nếu bạn muốn nộp đơn xin trợ cấp bảo hiểm việc làm hãy đến hoặc gọi điện cho HRC gần nơi bạn cư trú nhất. Để được nhận tiền trợ cấp bảo hiểm việc làm, bạn cần phải có Bảng chấm công. Nếu bạn không có bảng chấm công thì vẫn có thể nộp đơn xin bảo hiểm việc làm và chú ý cần phải tìm được chủ mới càng sớm càng tốt. Bạn cần nhớ là, chỉ có thể nộp đơn xin cư trú lâu dài sau khi bạn đã làm nghề giúp việc gia đình và đã ở tại nhà chủ 2 năm. Đó là 2 năm làm việc bắt buộc mà bạn phải có trong thời gian 3 năm, kể từ khi bạn đến. Khoảng thời gian không có việc làm có thể làm trì hoãn việc xét đơn đăng ký định cư lâu dài và có thể dẫn đến việc kéo dài thời gian lưu trú quá 3 năm để đạt được thời gian  làm việc là 2 năm.
Nộp đơn để trở thành công dân định cư lâu dài tại Canada
Bạn cần phải hoàn thành thời gian 2 năm làm công việc giúp việc gia đình, thời gian 2 năm này không gồm thời gian bạn không ở Canada. Ví dụ, Nếu bạn đi nghỉ 3 tháng ở nước ngoài thì khoảng thời gian này không được tính vào thời gian làm việc 2 năm của bạn. Đối với công dân một số nước cần phải xin làm lại visa để được quay trở lại Canada. Nếu rời Canada quá một năm hoặc giấy phép làm việc hết hạn, bạn sẽ phải nộp lại đơn cho văn phòng cấp visa để được quay trở lại Canada làm việc theo chương trình giúp việc gia đình sống tại gia chủ. Những người tham gia chương trình này được tự do quyết định có tiếp tục tham gia chương trình này hoặc trở về đất nước họ bất cứ khi nào họ muốn. Tuy nhiên, bạn cần phải thông báo đầy đủ và rõ ràng cho chủ của mình biết.
Việc nộp đơn để trở thành cư dân sinh sống lâu dài tại Canada có thể bị huỷ nếu bạn không cung cấp trung thực những thông tin về trình độ học vấn, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc của bạn cho cán bộ làm visa khi lần đầu tiên bạn nộp đơn theo chương trình này.
Nếu nộp đơn xin ở lại Canada, bạn phải hoàn thành thủ tục xin cư trú lâu dài,  phải chứng minh là bạn đã làm việc đủ  2 năm với giấy tờ gồm bản thu nhập cũng như các giấy tờ khác chứng minh quá trình làm việc của bạn. Nếu bạn thay đổi chủ thì nên có bản chấm công của chủ sử dụng cũ. Nếu bạn cần dùng bảng chấm công để xin bảo hiểm lao động thì đề nghị cán bộ của HRC giúp bạn copy các bản chấm công này.
Tình hình tài chính, nâng cao kỹ năng, làm tình nguyện, tình trạng hôn nhân hoặc số lượng người sống phụ thuộc vào bạn, không ảnh hưởng đến việc xét đơn xin cư trú tại Canada. Tuy nhiên, bạn sẽ không đủ tư cách cư trú lâu dài tại Canada trong trường hợp: chồng hoặc con của bạn đã từng phạm tội hoặc mắc những bệnh nguy hiểm.
Người giúp việc gia đình sống tại nhà chủ thuộc tỉnh Quebec sẽ do cơ quan có thẩm quyền tại tỉnh này đánh giá và cần phải thoả mãn thêm một số tiêu chí như biết tiếng Pháp.
Việc làm tự do
Khi đơn xin cư trú được chấp nhận, bạn có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc tự do để có thể làm bất cứ công việc nào mà bạn muốn cho đến khi bạn trở thành cư dân lâu dài chính thức. Bạn không được trở thành cư dân lâu dài ngay lập tức mà phải chờ đợi vì có rất nhiều người nộp đơn để xin thành cư dân vĩnh viễn ở Canada.
Thành viên trong gia đình
Tất cả những người sống phụ thuộc được khai trong đơn xin định cư lâu dài của bạn và họ có thể trở thành cư dân định cư lâu dài cùng thời điểm với bạn. Cơ quan cấp visa tại nơi những người này sống sẽ giải quyết việc xin định cư lâu dài tại Canada cho họ và họ chỉ được cấp visa nhập cư khi bạn đã nhận được quy chế định cư, miễn là họ đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và không có tiền án tiền sự và đáp ứng được các nhu cầu khác. Những người sống phụ thuộc sẽ phải vượt qua đợt kiểm tra sức khoẻ và xác minh lý lịch. Việc xin định cư lâu dài của bạn có thể không được chấp nhận cho đến khi những người phụ thuộc vượt qua kỳ kiểm tra sức khoẻ và lý lịch. 
Thông tin về tài trợ và những vấn đề có liên quan đến nhập cư có sẵn tại Trung tâm nhập cư Canada và thông qua các dịch vụ điện tín ở hầu hết các thành phố lớn, Trang tư vấn xanh trong danh bạ điện thoại.  
II. Thông tin dành cho chủ sử dụng
Hợp đồng
Theo quy định của pháp luật thì chủ sử dụng và người lao động phải ký hợp đồng. Trách nhiệm của người lao động phải được nêu rõ trong hợp đồng để họ biết được điều kiện làm việc mà chủ sử dụng đưa ra. Các điều khoản trong hợp đồng phù hợp với luật lao động của tỉnh hoặc vùng lãnh thổ không được kém ưu đãi so với các điều khoản của luật quốc gia.
Trách nhiệm của chủ sử dụng
Chủ sử dụng phải cung cấp các điều kiện làm việc, phải có đủ trách nhiệm và trả lương một cách thoả đáng theo mức thị trường. Chủ sử dụng phải bố trí chỗ ở cho người giúp việc (người giúp việc phải trả tiền phòng) và đảm bảo tính riêng tư cho họ (phòng riêng và có chìa khoá riêng). Chủ sử dụng không nên vào phòng của người giúp việc khi không có sự cho phép của họ. Chủ sử dụng cũng nên đưa cho người giúp việc của mình một bộ chìa khoá nhà, vì ngôi nhà của chủ cũng chính là ngôi nhà của người giúp việc và cũng là nơi để họ làm việc. Chủ sử dụng nên tôn trọng tín ngưỡng và phong tục tập quán và nền văn hoá của người giúp việc, đồng thời cũng nên thảo luận với người giúp việc về các nhu cầu của họ.
Người giúp việc gia đình được bảo vệ bởi các quy định tiêu chuẩn việc làm của luật pháp bảo vệ ở các tỉnh và vùng lãnh thổ. Người giúp việc có quyền có ngày nghỉ mỗi tuần, các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật, được trả thêm tiền do làm việc quá giờ và được hưởng mức lương không thấp hơn so với mức lương tối thiểu đã được quy định. Trách nhiệm của chủ sử dụng là phải tìm ra các mức tiêu chuẩn này và tuân theo các luật tại nơi mình đang sống.
 Bệnh viện và bảo hiểm y tế
Chủ sử dụng phải liên hệ với cơ quan chức năng địa phương để đóng bảo hiểm y tế cho người lao động. Tuỳ theo từng tỉnh hoặc vùng lãnh thổ, chủ sử dụng phải đóng phí bảo hiểm hoặc thuế y tế thay cho người lao động và không được trừ khoản phí hoặc thuế này vào tiền lương của người lao động.
Bồi thường cho người lao động
Người giúp việc gia đình được bồi thường tai nạn lao động theo các quy định của các tỉnh hoặc vùng lãnh thổ. Chủ sử dụng có trách nhiệm đóng bảo hiểm lao động cho người lao động phù hợp với quy định của luật pháp địa phương.

ICAOVISA - Du học Uy Tín | Xuất Khẩu Lao Động Uy Tín | Website Chính Thức

ICAOVISA là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Du học và xuất khẩu lao động. Chúng tôi cung cấp giải pháp chuyên nghiệp giúp bạn làm hồ sơ nhanh chóng, hiệu quả.

Contact form

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG